×
Danh mục menu ×

Hội Yêu Thú Cưng

Bệnh xà mâu ở chó là bệnh gì? Cách điều trị bệnh xà mâu như nào?

Đôi khi chú chó ở nhà bị rụng lông 1 vùng hoặc toàn thân một thời gian đầu, sau đó bạn thấy trên da của thú cưng sẽ xuất hiện những điểm lở loét và nổi những viên mụn mủ tràn dịch. Đó chính là một trong những biểu hiện của bệnh Xà mâu ở chó. Vậy bệnh xà mâu ở chó là bệnh gì, dấu hiệu của bệnh và cách điều trị như nà? Hãy cùng LouisforPet tìm hiểu cách trị chó bị xà mâu từ nặng đến nhẹ, hiệu quả nhanh chóng nhé!

1. Bệnh xà mâu ở chó là gì?

Bệnh viêm da Demodex Canis hay còn gọi là bệnh xà mâu ở chó là một căn bệnh viêm ngoài da. Bệnh này do một dạng ký sinh trùng nhỏ, thon và dài gây ra. Loài sinh vật này phát triển với tốc độ nhanh chóng, ký sinh trên vật chủ có hệ miễn dịch khá yếu, chủ yếu là đối với các chú chó con còn nhỏ, trong thời kỳ đầu bú sữa mẹ.

2. Dấu Hiệu Nhận Biết Chó Bị Bệnh Xà Mâu

Khi ký sinh trùng xâm nhập, chúng sử dụng các cơ chế để tránh bị hệ thống miễn dịch của thú cưng phát hiện và tấn công. Ký sinh trùng sống nhờ chất dinh dưỡng từ cơ thể vật chủ và bắt đầu lây lan trên cơ thể. 

Những dấu hiệu thường gặp khi chó mắc bệnh xà mâu, cụ thể như sau:

  • Khi mắc bệnh xà mâu, chó thường sẽ xuất hiện những nốt đỏ có mủ hoặc không có mủ. Các vết đỏ này chỉ xuất hiện một số vùng như: da, bụng, nách,... Nếu không được chữa trị sẽ lây lan trên toàn bộ cơ thể vật nuôi.
  • Chó sụt cân, ốm yếu, do ký sinh trùng đã hấp thụ toàn bộ chất dinh dưỡng từ cơ thể. 
  • Thú cưng luôn cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy. Chúng thường xuyên dùng răng cắn hay dùng chân gãi vào những chỗ ngứa.
  • Các ký sinh trùng gây ra các hiện tượng kích ứng da, làm cho lông thú cưng trở nên khá xù xì và khá khô cứng. Hoặc chó thường xuyên rụng lông, các vết đỏ xuất hiện rõ ràng hơn. Nếu xuất hiện những thường hợp này, chứng tỏ các triệu chứng đã bắt đầu trở nặng hơn.
  • Đối với các trường hợp nặng, trên da thú cưng xuất hiện những bọc màu vàng sánh.  Các mụn mủ này thường khá dễ vỡ, có mùi tanh hôi, gây khó chịu cho thú cưng.

3. Chó bị xà mâu phải làm sao?

Việc phát hiện sớm, xác định chính xác tình trạng bệnh xà mâu ở chó sẽ giúp bạn có cách xử lý, chữa trị kịp thời. Nếu bạn không thể xác định được hãy đưa bé tới ngay bệnh viện thú cưng gần nhất để khám. Tránh việc tự chữa sai cách, khiến bệnh tình ngày một nặng.

3.1. Cách trị xà mâu cho chó bằng nhớt

Các bạn lưu ý không dùng nhớt mới, chỉ dùng nhớt đen của xe máy trong thời gian dài. Vì trong nhớt thải có độ kiềm cao, có tác dụng chữa bệnh xà mâu tận gốc.

  • Bước 1: Bôi nhớt vào khu vực bị xà mâu ở chó.
  • Bước 2: Chờ từ 1 – 2 tiếng rồi đem chú chó đi tắm rửa sạch sẽ.
  • Tuần 1: Làm 1 lần/ngày. Do ngày nào cũng bôi nên mùi nhớt vẫn còn, nhưng cũng không vấn đề gì.
  • Tuần 2: Làm 3 lần.
  • Từ tuần thứ 3: Chỉ làm 1 lần/tuần. Đến khi thấy lông khu vực bị xà mâu mọc lại thì dừng lại.

3.2. Chữa xà mâu cho chó bằng phương pháp dân gian

Đây là cách khá đơn giản, sử dụng những lá có vị đắng, chát như lá ổi, lá xoan… được ông bà xưa để lại cho con cháu. Bạn hãy đun sôi nước cùng những lá đó và tắm cho chó. Lưu ý với lá xoan thì bạn cần đeo găng tay và tránh tắm lên vùng mặt của chó.

3.3. Cách trị chó bị xà mâu tại nhà

Dưới đây là cách tự làm thuốc chữa bệnh xà mâu ở chó, tự nhiên tại nhà mà bạn có thể áp dụng:

Bước 1: Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Long não: 20 viên (Có tác dụng kháng khuẩn và làm mát da)
  • Dầu hỏa: 1 chén
  • Dầu dừa: 1 chén
  • Bột lưu huỳnh: 2 muỗng cà phê
  • Bột Boric: 2 muỗng cà phê
  • Bát trộn: 1 chiếc
  • Cối: 1 chiếc

Bước 2: Chế biến thuốc bôi trị xà mâu dễ dàng, đơn giản:

  • Cho long não vào cối rồi giã (nghiền) cho tới khi thành bột mịn
  • Đun dầu dừa cho ấm lên (lưu ý không đun quá nóng).
  • Tiếp theo cho hỗn hợp bột long não, dầu hóa, dầu dừa (mới đun), bột lưu huỳnh, bột Boric vào bát rồi trộn đều cho nhuyễn.

Bước 3: Bôi hỗn hợp trên lên vùng da mà chó con bị xà mâu.

  • Bôi thuốc sâu tới chân lông, trực tiếp tới vùng bị bệnh.
  • Dùng rọ mõm hoặc vòng chống liếm để tránh bé liếm thuốc.
  • Chờ 2 tiếng cho thuốc ngấm sâu xuống vào da.

Bước 4: Cuối cùng là tắm lại cho chó bằng xà phòng để loại bỏ hết phần thuốc.

Cách làm này có thể sẽ gây ấm, nóng rát phần da được bôi thuốc, nhưng sẽ hết sau một đến hai giờ. Bạn hãy kiên trì áp dụng cách này 3 lần/tuần để thấy hiệu quả rõ ràng nhất của thuốc trị bệnh xà mâu ở chó này nhé.

Ngoài ra để tránh chó bị xà mâu trở nặng, bạn nên đưa thú cưng đến các cửa hàng thú y khám và mua thuốc đặc trị để tránh bệnh trở nặng hơn gây đau đớn cho chú chó của bạn.

4. Lưu ý khi trị bệnh xà mâu cho chó bạn cần biết

Với câu hỏi “Chó bị xà mâu phải làm sao?” thì LouisforPet đã giới thiệu cho bạn 3 cách chữa trị tốt nhất tại nhà. Tuy nhiên bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Hệ thống miễn dịch của chó chỉ ổn định sau 12 – 18 tháng tuổi. Do đó với những chó còn quá nhỏ, đã chữa khỏi bệnh thì cũng không nên coi thường, lầm tưởng rằng bệnh sẽ không tái phát nữa.
  • Các trường hợp tái phát thường xuất hiện từ 3 – 6 tháng sau khi đã điều trị khỏi lần trước đó.
  • Phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và tìm ra nguyên nhân cũng như cách chữa trị kịp thời cho chó của bạn. Quan trọng là phải chữa dứt điểm tận gốc, tránh ủ bệnh.
  • Bổ sung thêm nhiều Vitamin và dưỡng chất cần thiết để giúp bệnh xà mâu ở chó giảm dần triệu chứng, giúp bé hồi sức nhanh hơn.
  • Có thể sử dụng các loại nước lá dân gian để tắm cho chó như: lá trà xanh, lá xà cừ, lá khế…

Qua bài viết này, LouisforPet hy vọng đã cung cấp những thông tin bổ ích xung quanh căn bệnh xà mâu này. Mong rằng những cách chữa xà mâu cho chó tại nhà này sẽ giúp bạn vừa tiết kiệm thời gian cũng như công sức mà vẫn đem lại hiệu quả bất ngờ nhé!

icon icon icon